3 chiến lược đưa Apple lên đỉnh cao làng công nghệ
Fan ngủ ở ngoài Apple Store. |
Có người còn cho rằng, hệ điều hành nổi tiếng của Microsoft thành công là nhờ vào Apple.
Tuy nhiên, con đường thành công của Apple không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Trong suốt những năm 1990, doanh thu cũng như danh tiếng của Apple sụt giảm nghiêm trọng, một phần là do người chủ sở hữu Mac không hề có một đội ngũ hỗ trợ công nghệ hay kinh doanh nào. Nhờ vậy mà Windows làm mưa làm gió trên khắp thế giới trong những năm đó.
Đến 2001, Apple quyết định duy trì sự ủng hộ của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng cách tập trung nỗ lực marketing vào các cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Dưới đây là một trong số các chiến lược cơ bản nhất đưa Apple vượt lên thành thương hiệu đáng giá 300 tỷ USD.
1.Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ chiến lược Marketing nào
Không có chất lượng, chẳng có công ty nào có thể có một động lực ổn định để tồn tại và phát triển. Bất kể Apple có thuê một chuyên gia Marketing giỏi thế nào đi chăng nữa, thì cuối cùng các sản phẩm yếu kém sẽ đưa công ty trở về thời kỳ đồ đá.
Để đánh bại đối thủ, chìa khóa ở đây chính là sự đơn giản. Chẳng hạn, có một sản phẩm sang trọng tồn tại trong Apple Store. Nó được đặt ở vị trí mà user có thể chạm và trải nghiệm, không giống như các cửa hàng khác. Vẻ đẹp của nó đến từ sự đơn giản. Nhân viên khá đông và thân thiện. Thêm vào đó, hầu hết các cửa hàng cung cấp lớp học miễn phí cách sử dụng sản phẩm của Apple – tất cả điều đó khiến tất cả các sản phẩm của họ trở nên dễ dàng sử dụng với cả những khách hàng mới.
2.Các thông điệp về thương hiệu được duy trì
Bất kể sản phẩm của Apple được mua bán ở đâu, thì nó đều có chất lượng như nhau. Điều này đã gợi một thông điệp về sự hoàn hảo trong các sản phẩm của Apple, chính điều này đã thu hút một số lượng lớn khách hàng trung thành đến với hãng. Apple còn trang trí các cửa hàng của hãng trông thật gây chú ý, mỗi cửa hàng được thiết kế theo một cách riêng. Thiết kế trong từng sản phẩm của Apple rất tinh tế, dường như chẳng có yếu tố nào là thừa thãi – Apple khiến khách hàng cảm nhận cứ như thể sản phẩm cao cấp và đặc biệt này là dành cho họ. Bao bì sản phẩm hấp dẫn mà giản dị. Kết quả là, khách hàng của Apple cảm thấy mình là một con người đặc biệt khi sử dụng sản phẩm của hãng –có lẽ đây chính là chiến lược PR sáng tạo nhất trong lịch sử Marketing bán lẻ.
Apple store New York. |
3.Apple cố gắng nâng cao sự nhiệt huyết của khách hàng
Căn nguyên của lòng trung thành là sự nhiệt huyết. Để khách hàng trở nên trung thành với sản phẩm, họ phải có mối liên kết nào đó với sản phẩm và dịch vụ đang sử dụng. Các Marketer đều biết rằng khách hàng trung thành là nhân tố duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì tiêu tốn thời gian đuổi theo những khách hàng mới, hãy đảm bảo rằng các khách hàng cũ đang hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Điều này không chỉ khiến con đường thành công ngắn lại, mà còn khiến lời khen truyền miệng từ các khách hàng đã hài lòng với sản phẩm trở nên có giá trị hơn.
Khi một công ty có những fan ngủ qua đêm dưới mưa chỉ để trở thành người đầu tiên sở hữu sản phẩm mới thì công ty ấy đã bước lên một trình độ mới. Bằng cách thu hút fan, chứ không chỉ là khách hàng, công ty ấy đã đảm bảo cho mình một nguồn khách hàng trung thành và mạnh. Điều này cần thiết cho mọi doanh nghiệp để tồn tại trong thị trường cạnh tranh như ngày nay.
Theo Genk