Google Adwords

Cách xác định và xử lý trục trặc của chiến dịch Google AdWords (P2)



Trong phần 1 , chúng ta đã cùng tìm hiểu 3 cách để xác định và xử lý các vấn đề có thể đã phát sinh nhưng chưa được chú ý tới trong chiến dịch Google AdWords của bạn. Hãy tiếp tục với các cách khác trong phần 2 này.

4. Hiển thị tại các vị trí trên trang có khả năng chuyển đổi

Nếu bạn đã là “bậc thầy” về nội dung quảng cáo, không gì có thể tăng CTR của bạn nhanh hơn so với việc cải thiện vị trí quảng cáo của bạn, đặc biệt là khi bạn tiến hành chuyển từ phía bên phải của trang kết quả sang các vị trí phía trên đầu và ở giữa. Đây là lý do tại sao số liệu “average position” (vị trí quảng cáo trung bình) trong các báo cáo chiến dịch của bạn có thể vô cùng hữu ích. Báo cáo “Top vs. Other” (phía trên so với những chỗ khác) sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu này.

cach xac dinh va xu ly truc trac cua chien dich google adwords p2 1 Cách xác định và xử lý trục trặc của chiến dịch Google AdWords (P2)

Báo cáo “Top vs. Other” của Google AdWords

 

Hãy kiểm tra tần suất quảng cáo của bạn nằm ở phía trên đầu của trang so với các vị trí khác, chẳng hạn như phía bên phải. Không có nơi nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người; bạn sẽ cần phải thử nghiệm để xem các vị trí nào cung cấp cho bạn ROI (Return On Investment – lợi tức đầu tư) tốt nhất. Nhưng các vị trí cao cấp ở phía trên sẽ cung cấp cho bạn CTR cao hơn nhiều – lên đến 15 lần so với những nơi khác trên trang.

 

Nếu bạn đang ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai, khả năng là bạn đang nhận được lưu lượng truy cậptiềm năng tối đa. Nếu bạn đang xếp hạng thấp hơn – chỗ nào đó “bên dưới nếp gấp”, nơi mà người tìm kiếm phải kéo xuống để nhìn thấy bạn – bạn cần phải cải thiện điều đó.

 

Làm thế nào để bạn đẩy quảng cáo của mình lên một hoặc hai vị trí? Câu trả lời là hãy đấu giá cao hơn. Nếu điều đó có nghĩa là sự khác biệt giữa việc bạn có đang ở trong top ba hay không, đó gần như luôn luôn là một động thái có lợi nhuận.

 

Cho dù vậy, việc nằm trong top ba 100% thời gian cho từ khóa bất kỳ là gần như không thể. Hãy đặt mục tiêu tối thiểu là 50% và coi bất cứ điều gì gần 80% là đã làm tốt.

5. Sử dụng các kiểu kết hợp từ khóa một cách hiệu quả

Với các từ khóa của bạn, có hai cạm bẫy phổ biến cần tránh: quá nhiều kết hợp mở rộng hoặc quá nhiều kết hợp chính xác.

 

Nếu dựa quá nhiều vào các từ khóa kết hợp rộng, bạn sẽ kết thúc với số lượng lớn những hiển thị không liên quan. Nếu chỉ điền vào các nhóm quảng cáo của bạn từ khoá kết hợp chính xác, bạn sẽ bỏ lỡ một lượng lớn lưu lượng truy cập.

cach xac dinh va xu ly truc trac cua chien dich google adwords p2 2 Cách xác định và xử lý trục trặc của chiến dịch Google AdWords (P2)

Các kiểu kết hợp từ khóa của Google AdWords

 

Hãy xem xét cẩn thận Search Query Report (báo cáo truy vấn tìm kiếm) của bạn. Nó sẽ cho biết các tuỳ chọn kết hợp nào đang được sử dụng cho quảng cáo của bạn thường xuyên nhất và mỗi tùy chọn thành công như thế nào.

 

Xem thêm: Thiết kế website bán hàng, Báo giá thiết kế website

6. Thử nghiệm để tìm ra nội dung quảng cáo tốt nhất

Hãy tìm một nhóm quảng cáo có ít nhất hai quảng cáo và đặt câu hỏi: Các quảng cáo khác nhau như thế nào? Cùng tiêu đề? Cùng chào mời? Cùng nội dung? Cùng mồi câu? Chỉ có một từ khác nhau ở đây, có thể là một dấu phẩy ở đó?

 

Nếu bạn chỉ chạy các quảng cáo ở nhóm quảng cáo cụ thể trong vài tháng hoặc ít hơn, bạn nên thử nghiệm những sự khác biệt lớn chứ không phải các tinh chỉnh nhỏ nhặt. Bạn nên thử các tiêu đề khác nhau, chào mời khác nhau, thậm chí là hiển thị các URL khác nhau khi có thể.

cach xac dinh va xu ly truc trac cua chien dich google adwords p2 3 Cách xác định và xử lý trục trặc của chiến dịch Google AdWords (P2)

Nội dung quảng cáo Google AdWords

7. Sử dụng các landing page có khả năng chuyển đổi

So sánh từng quảng cáo với landing page (trang đích) mà nó hướng đến. Liệu cả hai có phù hợp? Landing page có rõ ràng về các từ khoá hay không? Nếu bạn hứa hẹn thông tin, cơ hội để hành động hoặc nhận được một món quà miễn phí trong quảng cáo, điều đó có rõ ràng và hiển nhiên có sẵn trên landing page hay không? Có CTA (Call To Action – lời kêu gọi hành động) rõ ràng ở đó hay không? Nếu không, tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

 

(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com

Menu
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Download
Khách hàng
Liên hệ
Giới thiệu
Giới thiệu Univinet
Hướng dẫn và hỗ trợ
Đội ngũ & phòng ban
Giai đoạn phát triển
Dự án đầu tư
Dịch vụ
Thiết kế web
Dịch vụ tên miền
Dịch vụ hosting
Quảng bá website
Thiết kế sáng tạo
call-button